Các hình thức nhập khẩu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa biết lựa chọn các hình thức nhập khẩu nào để phù hợp với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 4 loại hình nhập khẩu phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
![cac-hinh-thuc-nhap-khau](https://ndgroup.vn/wp-content/uploads/2020/03/kien-thuc-xuat-nhap-khau-1.png “Các hình thức nhập khẩu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” =600×248)
Các hình thức nhập khẩu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các hình thức nhập khẩu:
Nhập khẩu trực tiếp
Đối với loại hình nhập khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại.
Quá trình và thủ tục nhập khẩu trực tiếp khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch… Vì vậy, ở hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhân sự am hiểu và có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu.
Nhập khẩu ủy thác
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua các đơn vị trung gian. Qua việc tiến hành những thủ tục mà phía trung gian sẽ nhận được phí, gọi là phí ủy thác.
Theo đó, nhược điểm của hình thức này là bạn sẽ mất thêm khoản chi phí cho dịch vụ ủy thác, hơn nữa được ủy thác bị hạn chế về thông tin và thiếu chủ động. Nhưng bù lại, ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp ủy thác có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực nhân sự, đảm bảo quy trình nhập khẩu suôn sẻ hơn vì phía được ủy thác là người có kinh nghiệm.
Hình thức nhập khẩu này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về thương mại quốc tế hoặc các doanh nghiệp không được phép nhập khẩu trực tiếp.
Tạm nhập tái xuất
Với hình thức tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp sẽ nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Việt Nam (tạm nhập), sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không được tiêu thụ tại Việt Nam mà được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác (tái xuất).
Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.
Nhập khẩu gia công
Là hình thức mà bên nhận gia công của Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giày da của Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Đài Loan để sản xuất hàng gia công cho đối tác Đài Loan.
Trên đây là các hình thức nhập khẩu phổ biến phù hợp với đa số các doanh nghiệp vừa nhỏ. Qua bài viết, mong rằng bạn đã chọn được hình thức nhập khẩu phù hợp với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp.
xem thêm:
- Các quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100%
- Báo giá nhập khẩu máy móc công nghiệp 2020
- Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới – cần lưu ý điều gì?
Chúc bạn thành công.