Thương phiếu là gì? Các loại thương phiếu cần biết

Thương phiếu là gì? Các loại thương phiếu cần biết

Thương phiếu là gì? Các loại thương phiếu cần biết

Hiện nay các hình thức vay vốn đối với doanh nghiệp cực kỳ đa dạng. Họ có thể vay từ ngân hàng hoặc huy động từ tiền nhàn rỗi có trong lưu thông. Tuy nhiên khi vay từ người dân, doanh nghiệp sẽ phải cho họ 1 sự đảm bảo. Thông thường nhà kinh doanh sẽ phát hành các giấy tờ có giá như thương phiếu. Vậy thương phiếu là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau!

tim-hieu-thuong-phieu-la-gi

Tìm hiểu thương phiếu là gì

Khái niệm thương phiếu là gì?

Thương phiếu/kì phiếu thương mại trong tiếng Anh được gọi là: Commercial paper.

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.

Thương phiếu là công cụ vay nợ ngắn hạn do các ngân hàng lớn và công ty phát hành. Trước đây các công ty thường vay vốn ngắn hạn ở các ngân hàng thương mại, nhưng sau đó họ dựa chủ yếu vào việc bán thương phiếu cho các trung gian tài chính và các công ty khác để vay vốn tức thời.

thuong-phieu-la-gi

Phân loại thương phiếu

Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu

a) Hối phiếu

– Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người kí phát lập, yêu cầu người bị kí phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

– Trong hối phiếu được phân loại

+ Hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange)

Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người kí phát lập, yêu cầu người bị kí phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

+ Hối phiếu nhận nợ (Promissory Note).

Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

Hối phiếu được phát hành phù hợp với luật của địa phương nơi hối phiếu được phát hành.

– Nội dung của hối phiếu

+ Tiêu đề: Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ hoặc “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ.

+ Yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định: Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Khi số tiền trên hối phiếu được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.

Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.

+ Thời hạn thanh toán: Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình;

+ Địa điểm thanh toán: Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu thì hối phiếu sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ) hoặc người phát hành (đối với hối phiếu nhận nợ).

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ)

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ) hoặc người phát hành (đối với hối phiếu nhận nợ) chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;

+ Địa điểm và ngày kí phát: Địa điểm kí phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là kí phát tại địa chỉ của người kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ) hoặc địa chỉ của người phát hành (đối với hối phiếu nhận nợ).

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ kí của người kí phát hoặc người phát hành.

b) Lệnh phiếu

– Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

– Nội dung của lệnh phiếu

+ Từ “Lệnh phiếu” được ghi trên mặt trước của lệnh phiếu;

+ Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền xác định;

+ Thời hạn thanh toán lệnh phiếu;

+ Địa điểm thanh toán lệnh phiếu;

+ Tên và địa chỉ của người thụ hưởng;

+ Địa điểm và ngày kí phát hành;

+ Tên, địa chỉ và chữ kí của người phát hành.

(Tài liệu tham khảo: Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam2005 và

Pháp lệnh Thương phiếu 1999 17/1999/PL-UBTVQH10)

Như vậy, thương phiếu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cả doanh nghiệp và thị trường. Chắc hẳn qua bài viết bạn đã tự giải đáp được: đặc điểm của thương phiếu là gì? Phân loại ra sao? Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nguyên Đức để được tư vấn miễn phí nhé

Có thể bạn quan tâm:

5 Bước Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói Nguyên Đức

Hướng dẫn tìm nguồn hàng kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

4 cách tìm nguồn hàng giá sỉ- giá rẻ – giá tận gốc cho nhà đầu tư mới

Dịch vụ tìm nguồn hàng trọn gói Nguyên Đức – uy tín, cam kết chất lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *