Thủ Tục Xuất Khẩu Nguyên Liệu, Vật Tư Đặt Gia Công Ở Nước Ngoài
Căn cứ theo quyết định ban hành Quyết định số 2065/QĐ-BTC ngày 06/10/2022, các quy trình, Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài sẽ được Xuất nhập khẩu Lê Ánh giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây:
- 1.Căn cứ pháp lý về Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài
- 2. Các bên thực hiện Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài
- 3. Quy trình thực hiện Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài
- Hồ sơ làm Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài bao gồm:
1.Căn cứ pháp lý về Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài
Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài được thực hiện theo các quy định dưới đây: + Điều 60 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Điều 36 đến Điều 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018);
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Điều 67 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 44 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018);
- Thông tư 14/2021 ngày 18 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.
Tham khảo: khóa học khai báo hải quan trên phần mềm Ecus5
2. Các bên thực hiện Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài
Các tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng gia công.
Đối với cơ quan có thẩm quyền đóng vai trò trong thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài bao gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Xem thêm:
- Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì? Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu
- Giấy Báo Hàng Đến (Arrival Notice) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết
- Giấy Chứng Nhận Hun Trùng (Fumigation Certificate) Là Gì?
- GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA – Certificate of Origin(C/O)
3. Quy trình thực hiện Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài
Trình tự thực hiện Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài bao gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (trong trường hợp phải kiểm tra hồ sơ), xuất trình thực tế hàng hóa (trong trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa) cho cơ quan hải quan.
Việc khai báo hải quan có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan hải quan hoặc Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Phí, lệ phí là 20.000 đ/tờ khai.
Hồ sơ làm Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài bao gồm:
– Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
– Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
– Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
+ Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
+ Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
– Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền, Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
– Ngoài các chứng từ nêu trên, tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp thêm chứng từ:
Văn bản thông báo về việc hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm: 01 bản chính. Người khai hải quan chỉ phải nộp văn bản thông báo tại thời điểm thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu lô hàng đầu tiên. Đối với các lô hàng xuất khẩu tiếp theo, người khai hải quan khai cụ thể số, ngày văn bản thông báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” theo định dạng như sau: “TNKSD51: số văn bản, ngày văn bản” trên các tờ khai hải quan xuất khẩu cùng mặt hàng.
Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan hàng hóa cho người khai hải quan.
Thời hạn giải quyết + Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
Bước 3: Trả kết quả
Thông quan hàng hóa xuất khẩu hoặc không.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc Thủ Tục Xuất Khẩu Nguyên Liệu, Vật Tư Đặt Gia Công Ở Nước Ngoài cần nắm rõ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thủ tục xuất khẩu này trong quá trình xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học xuất nhập khẩu online, khóa học logistics cơ bản – chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan… và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu – logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online – offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM