Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Công Việc Và Mức Lương Ra Sao?

Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Công Việc Và Mức Lương Ra Sao?

Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Công việc hàng hàng ngày của họ ra sao? Mức lương của vị trí này bao nhiêu? là những câu hỏi của không ít người đang quan tâm và muốn tham gia vào lĩnh vực này. Hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết:
  • 1. Nhân viên xuất nhập khẩu là gì?
  • 2. Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?
  • 3. Yêu cầu công việc và kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu
    • 3.1. Kiến thức cần có của nhân viên xuất nhập khẩu
    • 3.2. Để làm tốt công việc của nhân viên xuất nhập khẩu cần những kỹ năng gì?
  • 4. Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu
    • 4.1. Đánh giá mức lương dựa trên kinh nghiệm và quy mô công ty
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương
  • 5. Triển vọng nghề nghiệp của nhân viên xuất nhập khẩu

1. Nhân viên xuất nhập khẩu là gì?

Nhân viên xuất nhập khẩu (Import – Export Staff) là vị trí nhân sự rất quan trọng trực tiếp tham gia và xử lý các công việc trong quy trình xuất nhập khẩu như hoàn tất hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa,v.v để hàng hóa có thể nhập và xuất ra thị trường quốc tế. Họ chịu trách nhiệm trực tiếp các vấn đề về hàng hóa xuất nhập khẩu.”

>>>Xem thêm: Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Tổng Quan Về Ngành Xuất Nhập Khẩu

Vai trò của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ có sự khác nhau ở mỗi môi trường khác nhau, cụ thể:

Đối với công ty xuất nhập khẩu quy mô lớn: Mỗi nhân viên xuất nhập khẩu sẽ được phân chia chịu trách nhiệm từng công đoạn trong một hoạt động xuất nhập khẩu như sale, mua hàng, chứng từ hồ sơ xuất nhập khẩu,…

Đối với công ty xuất nhập khẩu quy mô nhỏ: Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ phải kiêm nhiệm nhiều đầu công việc của một hoạt động xuất nhập khẩu.

nhan-vien-xuat-nhap-khau-la-gi-1.png

2. Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?

Tùy thuộc vào lĩnh lực, quy mô của từng doanh nghiệp và vị trí làm việc mà công việc của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, công việc của vị trí này được mô tả như sau:
– Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ phụ trách công việc giao dịch, đàm phán với đối tác để ký kết hợp đồng và phát triển sản phẩm mới.

Xây dựng phương án xuất nhập khẩu và soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Phiên dịch và dịch tài liệu tiếng Anh tại các cuộc họp, hội thảo có sự tham gia của các bên đối tác, khách hàng nước ngoài

Quản lý khách hàng xuất nhập khẩu:
Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ thực hiện việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng có nhu cầu mua hoặc bán hàng hóa.

Theo dõi, nắm bắt thị trường và hoạt động xuất nhập của khách hàng. Thường xuyên cập nhật thông tin và báo giá nếu có thay đổi giữa hai bên.

Tiếp nhận đơn hàng và làm thủ tục giao hàng xuất nhập khẩu:
Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng và xử lý số liệu của đơn hàng để tính toán phù hợp với công việc đóng hàng lên container và vận chuyển.

Trao đổi Hợp đồng, PO cho khách hàng theo đúng quy trình chuẩn của hoạt động xuất nhập khẩu. Làm việc với nhà máy, bộ phận cung cấp hàng hóa về đơn hàng và khả năng xử lý đơn hàng để có các bước làm việc kịp thời gian đã ký kết trong hợp đồng.

Hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu phù hợp với phương thức thanh toán quốc tế theo hợp đồng đã ký kết. Chuyển bộ chứng từ cho khách để khách hàng hoàn thành thủ tục thanh toán tiền.

Liên hệ, làm việc với hãng tàu để book lịch tàu chở hàng. Lịch tàu được quyết định vào thỏa thuận bên bán hoặc bên mua chỉ định. Tiến hành các bước kiểm xếp hàng hóa, đóng container,… theo nghĩa vụ dựa trên quy định Incoterm.

Thực hiện các nghiệp vụ hải quan, thông quan và trao đổi chứng từ cho công ty logistics để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và đến tay khách hàng đúng lịch.

Chuẩn bị các chứng từ, hoá đơn, giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục thanh toán.

Nhân viên xuất nhập khẩu có thể sẽ thực hiện công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

3. Yêu cầu công việc và kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu

3.1. Kiến thức cần có của nhân viên xuất nhập khẩu

– Tổng quan về ngành xuất nhập khẩu và logistics

– Incoterm 2010 và cập nhật Incoterm 2020

– Hợp đồng ngoại thương

– Các phương thức thanh toán quốc tế

– Các phương thức vận chuyển, logistics

– Bảo hiểm hàng hóa 

– Thực hành bộ chứng từ với lô hàng xuất nhập khẩu

– Hướng dẫn về thủ tục xin C/O

– HS code, thuế xuất nhập khẩu

– Truyền tờ khai hải quan điện tử

– Tiếng Anh thương mại

 Vậy học ngành gì để có thể trở thành nhân viên xuất nhập khẩu?

– Các khối ngành kinh tế: Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế ngoại thương,…

– Các khối ngành Luật: Luật thương mại, Luật thương mại Quốc tế, Luật kinh tế,…

– Ngoài ra, còn một số ngành đặc thù về Vận tải, Thương mại, Logistics,…

Bên cạnh đó, khi bạn theo học các ngành học về Ngân hàng, Thanh toán quốc tế,… cũng sẽ giúp bạn có thể làm việc ở vị trí thanh toán quốc tế của tổ chức liên quan đến xuất nhập khẩu.

Tuy vậy, nếu bạn học một ngành khác hoàn toàn với các ngành trên mà muốn thử sức với xuất nhập khẩu, hãy đăng ký Khóa học Xuất nhập khẩu Logistics thực tế cho người mới bắt đầu của Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam | Xuất nhập khẩu Lê Ánh 

3.2. Để làm tốt công việc của nhân viên xuất nhập khẩu cần những kỹ năng gì?

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn đã được học, bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết để làm tốt công việc của nhân viên xuất nhập khẩu như sau:

Kỹ năng đàm phán: Đây là một kỹ năng cũng như công việc cần thiết mà bạn sẽ phải thực hiện nhiều khi làm các vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên chứng từ.

Kỹ năng phân tích, quản trị hệ thống: Để tối ưu thời gian và năng suất làm việc thì kỹ năng này là rất cần thiết để bạn có thể sắp xếp và phân loại các chứng từ khoa học, quản lý nắm bắt sự thay đổi của thị trường xuất nhập khẩu.

Kỹ năng giao tiếp: Với mô tả công việc phía trên thì một nhân viên xuất nhập khẩu sẽ cần giao tiếp tốt để có thể tìm kiếm, thương thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng. Hay với công việc thực hiện bộ chứng từ liên quan đến rất nhiều bên như vận chuyển, hải quan, ngân hàng,… thì kỹ năng này cũng sẽ giúp cho công việc được trôi chảy và thuận lợi hơn.

Ngoại ngữ: Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy sở hữu cho mình khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ giúp bản thuận lợi và phát triển trong công việc.

– Một số kỹ năng khác: soạn thảo, kỹ năng tin học văn phòng,…

4. Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu

4.1. Đánh giá mức lương dựa trên kinh nghiệm và quy mô công ty

Theo khảo sát từ các trang tuyển dụng, mức lương nhân viên xuất nhập khẩu hiện nay trung bình dao động từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc cũng như quy mô doanh nghiệp mà thu nhập của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

– Đối với các bạn trong giai đoạn học việc, chưa có kinh nghiêm: Mức lương thường dao động từ 5.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.

– Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc, thành thục các nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Mức lương thường dao động từ 8.500.000 – 14.000.000 đồng/tháng.

– Đối với cấp bậc quản lý trong doanh nghiệp: Mức lương có thể gấp 2 hoặc gấp 3 so với vị trí nhân viên.

Ngoài ra, thu nhập của một nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn có thể được mở rộng từ tiền hoa hồng từ các thương vụ kinh doanh thành công.

muc-luong-cua-nhan-vien-xuat-nhap-khau.png

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu đó chính là:

– Số năm kinh nghiệm và khả năng thuần thục, kiêm nhiệm công việc của từng vị trí

– Mức sống tại khu vực, vùng miền mà doanh nghiệp bạn tọa lạc

– Ngoại ngữ – Tiếng Anh hoặc các thứ tiếng khác, phụ thuộc vào công ty mà bạn làm là công ty Việt Nam hay công ty vốn nước ngoài

– Quy mô và chính sách lương thưởng của doanh nghiệp

5. Triển vọng nghề nghiệp của nhân viên xuất nhập khẩu

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tháng 7/2023 xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 2,5% so với tháng trước, xuất siêu tiếp tục tăng cao. Cán cân thương mại hàng hóa đạt con số kỷ lục từ trước đến nay với con số 15,23 tỷ USD. Đây là những con số cho thấy hoạt động này tiếp tục có các dấu hiệu tích cực, hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới nếu có những chính sách và định hướng đúng đắn của nhà nước cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Dù cho tình hình kinh tế tài chính cả thế giới đều suy giảm dẫn đến nhu cầu tuyển dụng ở các ngành nghề đều có giảm theo, nhưng với tiềm năng phát triển và bứt phá của hoạt động xuất nhập khẩu thì nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này vẫn vô cùng lớn, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Theo thống kế, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các nhóm ngành xuất nhập khẩu – logistics vẫn thiếu hụt đến 80% nhu cầu lao động chất lượng cao, tương đương với khoảng 25,000 vị trí việc làm mỗi năm.

Hiện nay, số lượng các trường Đại học/Cao đẳng đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu ngày càng cao, con số sinh viên đăng ký học các ngành liên quan cũng đang tăng dần; tuy nhiên, số sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp đúng chuyên ngành cũng như những người muốn chuyển hướng sự nghiệp của mình sang lĩnh vực xuất nhập khẩu.
>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam | Xuất nhập khẩu Lê Ánh

KẾT LUẬN:

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về mức lương, yêu cầu kiến thức kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp của một nhân viên xuất nhập khẩu. Hy vọng với các thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về nghề xuất nhập khẩu và sẽ có hướng đi rõ ràng hơn trong ngành với vị trí một nhân viên xuất nhập khẩu. Để có thêm hiểu biết và kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản – chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan…và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *