Khai báo hải quan là gì? Những điều cơ bản cần biết [cập nhật 2020]

Khai báo hải quan là gì? Những điều cơ bản cần biết [cập nhật 2020]

Để hàng hóa được phép nhập / xuất khẩu khỏi biên giới Việt Nam, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục hải quan bắt buộc. Và Khai báo hải quan là gì? Đó chính là một trong những bước đầu tiên để hoàn tất quy trình thủ tục hải quan.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động khai báo hải quan, trong bài viết này sẽ định nghĩa và những điều cơ bản cần biết về khai báo hải quan.

1.Khai báo hải quan là gì?

Khai báo thủ tục hải quan là những thủ tục bắt buộc tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không, cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép xuất / nhập khẩu ra khỏi biên giới quốc gia Việt Nam.

khai-bao-hai-quan-la-gi

Khai báo hải quan là gì?

2.Mục đích của việc khai báo hải quan

Khai-bao-hai-quan-la-gi

Mục đích của việc khai báo hải quan là gì?

– Đối với việc khai báo thủ tục hải quan thì mục đích của chúng nhiều mục đích khác nhau nhưng chung quy vẫn có hai nguyên nhân chính:

+ Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích rất quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức để giải quyết công việc này.

+ Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm như:

– Ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam

– Xuất khẩu chính ngạch không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam.

3.Những quy định khi thực hiện khai báo hải quan là gì?

3.1. Hồ sơ khai chứng từ hải quan

Bộ hồ sơ chứng từ cơ bản để khai báo hải quan gồm có:

+ Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract): 01 bản sao y

+ Hóa đơn thương mại : ( invoice ): 1 bản gốc

+ Phiếu đóng gói ( packing List): 1 bản gốc

+ Vận đơn ( Airway Bill / Bill of lading)

+ Giấy phép ( nếu có)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (c/0)

+ Giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

3.2. Nộp tờ khai hải quan (xanh, đỏ, vàng)

Sau khi chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, sẽ tiến hành nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử.

Sau khi nộp tờ khai sẽ đợi kết quả phân luồng hệ thống:

3.2.1. Tờ khai luồng xanh

Tờ khai với màu may mắn. Nhưng cũng có 2 trường hợp: xanh có điều kiện và không điều kiện.

+ Xanh có điều kiện: Phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như:

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Giấy kiểm tra chất lượng (ví dụ: kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế…

Với loại luồng xanh này, chắc chắn bạn phải tới chi cục hải quan để làm thủ tục

+ Xanh không có điều kiện: Trên lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng, và không phải làm thêm bất cứ thủ tục nào.

Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục, người khai thường đem tờ khai giấy – có chữ ký & đóng dấu của chủ hàng;

Lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, sau đó mới ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi).

Giống như làm với tờ khai luồng vàng, nhưng thời gian làm nhanh hơn.

3.2.2. Tờ khai luồng vàng

Đối với luồng này, quy trình khai vẫn giống luôn xanh nhưng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai hải quan

+ Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract)

+ Hóa đơn thương mai (invoice ): 1 bản gốc

+ Phiếu đóng gói (packing List): 1 bảng gốc

+ Vận đơn (Airway Bill / Bill of lading)

+ Giấy phép (nếu có)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/0)

+ Giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

3.2.2. Tờ khai luồng đỏ

Đối với hàng hóa có tờ khai luồng đỏ, sau khi kiểm tra hồ sơ giấy phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Về hồ sơ như luồng vàng trên đây, hồ sơ sẽ được chuyển sang cho đội kiểm hóa sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ.

Bạn đăng ký kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa:

+ Kiểm bằng máy soi (kiểm soi)

+ Kiểm thủ công. ( bước này thường tốn kém và mệt mỏi)

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là xong.

Thực hiện nộp thuế cho nhà nước

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…

Để quy trình khai hải quan thuận lợi và nhanh chóng, tốt nhất là bạn nên làm theo qui định, và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ.

Tham khảo văn bản Luật liên quan

Để hiểu rõ hơn các quy định về khai báo hải quan, các bạn có thể tham khảo các văn bản Luật sau:

Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)

Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;

Thông tư 128/2013/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông tư 194/2010/TT-BTC)

Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC

Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC (Chi tiết về hồ sơ & quy trình thủ tục)

Vừa rồi là bài viết Khai báo hải quan là gì? Những điều cần lưu ý, hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề khai báo hải quan.

Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn còn gặp khó khăn trong các vấn đề thủ tục khai báo hải quan.

Liên hệ ngay với chúng tôi, công ty Xuất nhập khẩu Nguyên Đức để tư vấn về thủ tục khai báo hải quan hoặc tham khảo thêm về dịch vụ khai báo hải quan tại: Đây

Xem thêm:

  • Thủ Tục Hải Quan – Những Điều Cần Biết
  • Hồ sơ hải quan nhập khẩu cần những gì?
  • 7 điểm cần lưu ý khi khai báo hải quan điện tử hàng nhập
  • Quy Định Về Lệ Phí Thủ Tục Hải Quan 2020 cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *