Giao Hàng Từng Phần – Partial Shipment Là Gì?
Giao hàng từng phần – Partial Shipment là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu. Vậy bạn có nắm được giao hàng từng phần là gì?
Bài viết dưới đây Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh sẽ chia sẻ cho bạn Partial Shipment là gì và một số kiến thức về Partial Shipment nhé!
- 1. Giao hàng từng phần – Partial shipment là gì?
- 2. Tại sao thực hiện giao hàng từng phần
- 3. Điều kiện giao hàng từng phần
- 4. Thủ tục giao hàng từng phần (partial shipment)
- 5. Những lưu ý khi giao hàng từng phần là gì?
- 6. So sánh giao hàng từng phần và giao hàng nhiều lần
1. Giao hàng từng phần – Partial shipment là gì?
Giao hàng từng phần hay Partial Shipment là hình thức giao hàng theo lô trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương chứ không phải việc giao hàng chỉ tiến hành trong một lần.
Giao hàng từng phần còn được hiểu là giao hàng trên nhiều phương tiện, kể cả khi các phương tiện này rời điểm xuất phát trong cùng một ngày và đến cùng một điểm đích.
Ví dụ về giao hàng từng phần
Bên A giao cho bên B khoảng 1.500 tấn hàng hóa. Bên A yêu cầu bên B tiến hành hoàn tất sản xuất và giao hàng trong vòng 3 tháng đối với đơn hàng này. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực nên mỗi tháng bên B chỉ sản xuất được tối đa khoảng 450 tấn hàng hóa.
Vì vậy Bên B thuyết phục Bên A cho phép giao hàng từng phần và kéo dài thời gian giao hàng. Cụ thể, hai bên thống nhất bên B sẽ giao tổng cộng 1.600 tấn hàng hóa cho bên A trong vòng 4 tháng, đều đặn trước ngày 15 mỗi tháng. Bên B cần giao tối thiểu 400 tấn hàng hóa cho bên A cho đến khi đủ số lượng đặt hàng yêu cầu. Đây là ví dụ điển hình nhất của Giao hàng từng phần trong hợp đồng ngoại thương.
2. Tại sao thực hiện giao hàng từng phần
Hình thức giao hàng này thường được áp dụng khi số lượng hàng hóa giao dịch lớn, hoặc khi nhà sản xuất/người bán không thể giao trong một lần đủ số lượng hàng hóa mà người mua đặt (do còn phải sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng hay khả năng sản xuất, chi phí sản xuất,…)
3. Điều kiện giao hàng từng phần
Đối với hình thức giao hàng từng phần, hai bên trong hợp đồng cần thỏa thuận rõ ràng các điều kiện sau:
- Chi tiết thông tin giao hàng: Tần suất, số lần, số lượng mỗi lần giao hàng, chất lượng sản phẩm, v.v.
- Thời gian giao hàng mỗi lần khi nào?
- Địa điểm giao hàng mỗi lần ở đâu?
- Thông báo giữa các bên khi giao hàng gồm những nội dung gì?
- Phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán.
- Xử lý vi phạm về thời gian giao hàng, chất lượng hàng hóa, phạt đền thanh toán đã thỏa thuận.
- Nếu bên bán giao hàng không đúng thời hạn hoặc bên mua nhận hàng không đúng thời gian đã thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm theo quy định trong hợp đồng đã ký kết.
4. Thủ tục giao hàng từng phần (partial shipment)
Theo quy định hiện hành, để thực hiện giao hàng từng phần cần thực hiện các bước sau:
Người khai hải quan nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định của từng loại hình hàng hóa xuất – nhập khẩu (trừ các chứng từ đã nộp khi đăng ký, khai báo); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký và Giấy chứng nhận giám sát hàng hóa xuất – nhập khẩu.
Người phụ trách từng chi cục hải quan xác định hình thức tờ khai hải quan căn cứ vào hình thức kiểm tra, mức độ kiểm tra do Hệ thống quản lý rủi ro công bố khi khai hải quan, kết hợp với tình hình thực tế của từng hoạt động xuất – nhập khẩu. Phương thức và mức độ kiểm tra hải quan đối với từng mặt hàng xuất nhập khẩu có phù hợp hay không.
5. Những lưu ý khi giao hàng từng phần là gì?
Giao hàng từng phần là một thuật ngữ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hình thức giao hàng này gắn liền với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (Thanh toán L/C). Thư tín dụng thanh toán hay tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. Quyền lợi và sự an toàn của người mua và người bán được đảm bảo tương đối hài hòa.
Trong điều 105-ISBP số 681 năm 2007, quy định rằng nếu thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều bộ vận đơn gốc được xuất trình đối với các lô hàng từ một hoặc nhiều cảng bốc hàng, các ngân hàng vẫn chấp nhận các chứng từ với điều kiện chúng được giao trên cùng một con tàu, trên cùng một chuyến đi và đến cùng một cảng dỡ hàng.
Nếu nhiều bộ vận đơn được xuất trình có các ngày giao hàng khác nhau, ngày muộn nhất trong số các ngày này sẽ được sử dụng để xác định thời hạn xuất trình theo yêu cầu của thư tín dụng.
6. So sánh giao hàng từng phần và giao hàng nhiều lần
Với sự ra đời của các đơn vị chuyển phát nhanh và giao nhận hàng hóa chuyên nghiệp, khái niệm giao hàng nhiều lần còn khá mới mẻ. Nhiều lần giao hàng được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp, và có những cách hiểu khác nhau như sau:
– Trường hợp thứ nhất:
Sau khi chuyển phát nhanh hoặc công ty vận chuyển nhận được lô hàng, nó sẽ được chuyển đến cơ sở gần địa chỉ của khách hàng nhất.
Tại cơ sở này, nhân viên sẽ liên hệ với người nhận để sắp xếp việc nhận hàng và giao hàng cho người nhận. Do đó, giao hàng nhiều lần trong ngữ cảnh này có thể được hiểu là giao hàng qua nhiều trung gian.
– Trường hợp thứ hai:
Nếu người vận chuyển không giao hàng cho người nhận hàng, hoặc giao hàng lần đầu nếu không thành công thì hàng sẽ được chuyển vào kho và giao lại vào ngày mai.
Trong trường hợp này, sẽ có rất nhiều vấn đề về giao hàng phát sinh, một trong số đó có thể là do khách hàng điền sai thông tin giao hàng và khách hàng cần phải trả tiền cho việc giao hàng trong tương lai.
Do đó, giao hàng nhiều lần trong ngữ cảnh này có thể được hiểu là giao hàng nhiều lần do trước đó giao không thành công.
– Trường hợp thứ ba:
Trong thương mại điện tử, giao hàng nhiều lần được coi là một cách cực kỳ hiệu quả để tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng nếu khách hàng không hài lòng về mẫu mã, kích thước hay chất lượng của món hàng.
Lúc này, người bán sẽ giao mẫu sản phẩm khác cho khách thông qua bên trung gian là công ty thương mại điện tử cho đến khi hai bên đạt được thỏa thuận mới hoàn tất giao dịch thanh toán.
Do đó, giao hàng nhiều lần trong ngữ cảnh này có thể được hiểu là giao hàng sử dụng thử sản phẩm.
Như vậy, có thể thấy giao hàng từng phần và giao hàng nhiều lần có định nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Xem thêm:
- Phân Luồng Hải Quan Là Gì? Ý nghĩa luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh
- Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan – Kinh Nghiệm Thực Tế
- Shipping Marks Là Gì? Quy Định, Mẫu Shipping Marks Chuẩn Nhất
Trên đây là những thông tin tổng hợp giúp bạn hiểu khái niệm giao nhận từng phần và thủ tục thực hiện. Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và có thêm những thông tin hữu ích về giao hàng từng phần và giao hàng nhiều lần.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản – chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu… và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu – logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online – offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM