Điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu bảo vệ lợi ích doanh nghiệp

Điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu bảo vệ lợi ích doanh nghiệp

Điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu bảo vệ lợi ích doanh nghiệp

Trong năm 2019, nhiều chính sách về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hạn ngạch thuế quan, áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu sẽ có sự điều chỉnh nhằm bảo đảm sự linh hoạt trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, kịp thời bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, tuân thủ các cam kết quốc tế.

dieu-chinh-chinh-sach-xuat-nhap-khau

Các quy định, chính sách về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hạn ngạch thuế quan, áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trong năm 2019 sẽ bảo đảm sự linh hoạt trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, kịp thời bảo vệ lợi ích doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Quản lý ngoại thương và các Nghị định của Chính phủ trong công tác quản lý Nhà nước về ngoại thương, đồng thời hiện thực hóa các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Bộ Công Thương đã ban hành nhiều quy định, chính sách về điều hành xuất nhập khẩu và chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bảo đảm cơ quan quản lý Nhà nước có đầy đủ các công cụ điều hành một cách linh hoạt trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính. Các chính sách bắt đầu có hiệu lực từ năm 2019.

Quy định mới về chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Về thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ: Theo quy định của Thông tư 38/2018/TT-BCT, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ (REX) được áp dụng kể từ ngày 1/1/2019 cho thương nhân khai báo và cam kết về xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu đi Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thương nhân nhận ủy thác thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho thương nhân khác sang EU, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không được sử dụng mã số REX của mình để phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ theo GSP cho hàng hóa xuất khẩu của thương nhân ủy thác.

Cũng theo Thông tư này, đối với lô hàng xuất khẩu có tổng trị giá dưới 6.000 Euro tính theo giá xuất xưởng, thương nhân được phép chứng nhận xuất xứ cho lô hàng xuất khẩu đó mà không cần đăng ký mã số REX.

Hàng hóa xuất khẩu của thương nhân chưa có mã số REX theo GSP vẫn được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A trong thời gian chuyển tiếp theo quy định của Ủy ban châu Âu.

Đối với Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di-lân: Tại phiên họp Ủy ban Thương mại hàng hóa (CTG) lần thứ 14 và Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định (FJC) lần thứ 10 của AANZFTA vào tháng 4/2018 tại Đà Nẵng, danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) chuyển đổi sang phiên bản HS 2017 đã được các nước thành viên ASEAN, Úc và Niu Di-lân thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2019, không áp dụng thời gian chuyển đổi.

Thực hiện cam kết quốc tế và điều chỉnh quy trình cấp C/O mẫu AANZ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, ngày 12/11/2018, Bộ Công Thương ký ban hành Thông tư 42/2018/TT-BCT gồm 2 điều và 1 Phụ lục, trong đó nội dung Phụ lục thay thế toàn bộ Phụ lục II – Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *